Được ví là Donal Trump của Việt Nam, Phạm Nhật Vượng chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup, là người Việt Nam đầu tiên, duy nhất và đã 5 lần có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới của tạp chí danh tiếng Forbes với tổng tài sản lên đến 1,8 tỷ USD, và phần lớn tài sản của ông đến từ cổ phiếu của Vingroup, sau nhiều năm phát triển trong ngành bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ...Đi lên từ hai bàn tay trắng, ngoài những tài sản chứng khoán, ông trùm BĐS Việt Nam Phạm Nhật Vượng còn nổi tiếng với những thương hiệu, những công trình, những dự án "khủng" hàng nghìn tỷ đồng được xây dựng trong những năm qua như: Vinpearl, Vincom, Vinhomes, Vinmec, Vinschool, Royal City, Times City....
Những dấu ấn quan trọng gắn liền với ông trùm BĐS tuổi thân điều được bắt đầu bằng năm thân, ví như 2004 năm Giáp Thân lần đầu tiên khánh thành công trình Vincom Bà Triệu tại Hà Nội, một trong những trung tâm thương mại và văn phòng hiện đại nhất vào thời điểm đó. Công trình nối tiếp nhau ra đời, suốt dọc dài đất nước và sau Vinpearl Nha Trang, đã có hàng loạt dự án tầm cỡ mang dấu ấn Vingroup, không những thế, công trình nào gắn cũng với thương hiệu bắt đầu từ chữ Vin, để thể hiện sự đẳng cấp và uy tín, đặc biệt là tất cả các dự án của Vingroup đều được triển khai nhanh và hiệu quả một cách đáng kinh ngạc, dù ở bất cứ nơi đâu, cũng đều trở thành điểm nhấn cho khu vực đó. Cùng với ước mơ ngẩng mặt với thế giới của mình, ông trùm BĐS Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã chèo lái con thuyền Vingroup hiện nay có thể sánh ngang các ông lớn BĐS thế giới như Capital Land, Keppel Land...
Năm 2013 có thể là năm đánh dấu rất nhiều sự kiện của Vingroup, mặc dù thị trường BĐS trong nước vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ khó khăn, nhưng tập đoàn này vẫn đồng loạt khai trương 2 dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Times City và Royal City, song song đó Vingroup còn bán dự án Vincom Center A tại Thành phố Hồ Chí Minh với giá 9.800 tỷ đồng. Ngoài dấu ấn về những công trình nghìn tỷ thì ông trùm BĐS Việt Nam Phạm Nhật Vượng cũng nhảy vào miếng bán lẻ thông qua nhiều thương vụ M&A lớn, có những thương vụ mặc dù bên bán chưa muốn chuyển nhượng nhưng với quyết tâm thâu tóm Vingroup không ngần ngại đưa ra những mức giá có hời, khiến họ không thể từ chối, vì thế từ năm 2014 tập đoàn này đã sở hữu hàng loạt thương hiệu như: Ocean Mart, Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Maximark, VinatexMart... ước tính số tiền chi cho mục đích thu mua những khu đất vàng ở Hà Nội, TP HCM và cả miền Tây cũng không thoát khỏi sự tính toán của ông trùm BĐS Việt Nam đã vượt qua con số 1 tỷ USD và chưa dừng lại ở đó ông trùm BĐS Việt Nam còn có tham vọng lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp, bỏ tiền đầu tư để tìm vàng trong đất.
Trong thời gian thị trường BĐS khủng hoảng, có rất nhiều doanh nghiệp BĐS phải đối mặt với nợ nần, tồn kho, bán lỗ, chuyển nhượng dự án, thậm chí là chuyển đổi hình thức kinh doanh, thì ông lớn Vingroup vẫn chỉ chọn cho mình hướng xây dựng những căn hộ cao cấp và lý giải về điều này, chính Phạm Nhật Vượng đã bí mật rằng, việc tập trung vào những tầng lớp khách hàng trẻ, có điều kiện kinh tế khá giả, quan trọng là muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, đó là một lượng khách hàng khổng lồ ước tính có đến 60% dân số dưới 40 tuổi trên 92 triệu dân của đất nước. Và thực tế đã chứng minh nhận định đó, hầu hết các dự án của Vingroup đều là một tổ hợp hoàn thiện, giống như một thành phố thu nhỏ, nó không chỉ là những khu nhà, biệt thự mà còn có kèm cả bệnh viện, văn phòng, TTTM cùng các dịch vụ hỗ trợ khác, đây chính là ưu điểm mà không phải bất cứ nhà đầu tư BĐS nào cũng làm được.
Minh Ngọc
Bình luận (0)